Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008
2008 AFF Championship - Indonesia/Thailand
2008 Kejuaraan Sepak Bola Asia Tenggara
2008 ฟุตบอลชิงแชมป์เอเชียตะวันออกเฉียงใต้
Logo chính thức của giải đấu
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàIndonesia
Thái Lan
Thời gian5 – 28 tháng 12
Số đội8
Địa điểm thi đấu3 (tại 3 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Việt Nam (lần thứ 1)
Á quân Thái Lan
Thống kê giải đấu
Số trận đấu18
Số bàn thắng56 (3,11 bàn/trận)
Vua phá lướiSingapore Agu Casmir
Indonesia Budi Sudarsono
Thái Lan Teerasil Dangda
(4 bàn)
Thủ môn
xuất sắc nhất
Việt Nam Dương Hồng Sơn
2007
2010

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008 là lần thứ 7 của giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức tại Indonesia và Thái Lan. Đây là lần đầu tiên hãng Suzuki đóng vai trò nhà tài trợ chính cho giải đấu bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á, do vậy giải đấu lần này còn được gọi là AFF Suzuki Cup 2008. Vòng chung kết của giải được tổ chức tại Indonesia (bảng A) và Thái Lan (bảng B) từ ngày 5 đến 10 tháng 12 năm 2008, trong khi vòng đấu loại trực tiếp theo thể thức hai lượt diễn ra từ ngày 16 đến 28 tháng 12 năm 2008.

Đương kim vô địch Singapore đã không thể bảo vệ thành công chức vô địch sau khi để thua Việt Nam ở vòng bán kết với tổng tỉ số 0−1. Đội tuyển Việt Nam sau đó đã giành chức vô địch đầu tiên trong lịch sử sau khi đánh bại đội tuyển Thái Lan ở hai lượt trận chung kết với tổng tỉ số 3–2. Chiến thắng có phần bất ngờ của Việt Nam được trang thông tin điện tử Goal.com xếp vào 10 sự kiện bóng đá châu Á năm 2008,[1] cũng như được độc giả Vietnamnet bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm.[2]

Tổ chức giải đấu

Theo kế hoạch ban đầu, quyền đăng cai vòng bảng của giải đấu lần này sẽ được trao cho Myanmar theo một hệ thống cho phép tất cả các quốc gia ASEAN lần lượt được tổ chức giải, nhưng họ đã phải từ bỏ kế hoạch do các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Myanmar diễn ra vào tháng 8 năm 2007. Tại kỳ họp thứ ba của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) diễn ra tại Bali, IndonesiaThái Lan vượt qua các ứng cử viên khác để thay thế Myanmar tổ chức vòng đấu bảng, với Việt Nam là quốc gia dự phòng trong trường hợp hai nước trên không đáp ứng một số điêu kiện.

10 ngày trước khi vòng chung kết khởi tranh, do cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan lan rộng tại Băng Cốc, Hiệp hội bóng đá Thái Lan tuyên bố sẽ chuyển địa điểm tổ chức giải đấu tại Băng Cốc sang Chiang Mai ở miền Bắc quốc gia này hoặc Phuket ở miền Nam, nếu tình hình tiếp tục căng thẳng.[3][4] Mặc dù Thái Lan tuyên bố vẫn sẽ đảm bảo tổ chức giải, Việt Nam và Malaysia cũng nhanh chóng lên kế hoạch chuẩn bị thay thế nếu tình hình thay đổi vào phút chót.[5][6] Đến ngày 29 tháng 11 năm 2008, chỉ chưa đầy 1 tuần trước ngày khai mạc giải, ban tổ chức mới quyết định chuyển bảng đấu dự định diễn ra tại Băng Cốc sang Phuket.[7]

Cơ cấu giải thưởng của giải đấu cũng được công bố: đội vô địch sẽ nhận được 100.000 USD, đội á quân 50.000 USD, và 15.000 USD cho hai đội thua ở hai trận bán kết. Nike trở thành hãng cung cấp trang phục chính thức cho giải.

Địa điểm

Indonesia Jakarta Indonesia Bandung Thái Lan Phuket
Sân vận động Gelora Bung Karno Sân vận động Si Jalak Harupat Sân vận động Surakul
Sức chứa: 88.083 Sức chứa: 27.000 Sức chứa: 15.000
Thái Lan Băng Cốc Việt Nam Hà Nội Singapore Kallang
Sân vận động Rajamangala Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình Sân vận động Quốc gia Singapore
Sức chứa: 49.722 Sức chứa: 40.192 Sức chứa: 55.000

Trọng tài

Danh sách trọng tài điều khiển các trận đấu:[8]

  • Brunei Mohamed Hadimin
  • Indonesia Midi Setiyono
  • Malaysia Nafeez Wahab
  • Malaysia Ramachandran Krishnan
  • Malaysia Mohd Salleh
  • Myanmar Cho Win
  • Philippines Allan Martinez
  • Singapore Abdul Malik
  • Singapore Pandian Palaniyandi
  • Thái Lan Chaiya Alee
  • Việt Nam Phùng Đình Dũng
  • Việt Nam Võ Minh Trí

Vòng loại

Vòng loại diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 10 năm 2008. 5 đội tuyển xếp hạng thấp nhất gồm Brunei, Đông Timor, Campuchia, Lào, và Philippines phải tham dự vòng sơ loại này. Các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm, chọn ra hai đội nhất và nhì tham dự vòng chung kết.

Đội hình

Vòng bảng

Tất cả thời gian được liệt kê là UTC+7.

Bảng A

Tất cả các trận đấu diễn ra tại Indonesia.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Singapore 3 3 0 0 10 1 +9 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Indonesia (H) 3 2 0 1 7 2 +5 6
3  Myanmar 3 1 0 2 4 8 −4 3
4  Campuchia 3 0 0 3 2 12 −10 0
Nguồn: AFF
(H) Chủ nhà
Singapore 5–0 Campuchia
Casmir  44'73'
Mustafić  61' (ph.đ.)
Indra  71'
Alam  89'
Khán giả: 18.000
Trọng tài: Chaiya Mahapab (Thái Lan)
Indonesia 3–0 Myanmar
Budi  24'
Firman  28'
Bambang  64'
Khán giả: 40.000
Trọng tài: Ramachandran Krishnan (Malaysia)

Singapore 3–1 Myanmar
Alam  1'
Casmir  16'74'
Myo Min Tun  28'
Khán giả: 21.000
Trọng tài: Phùng Đình Dũng (Việt Nam)
Campuchia 0–4 Indonesia
Budi  15'54'70'
Bambang  76'
Khán giả: 30.000
Trọng tài: Mohd Nafeez Abdul Wahab (Malaysia)

Myanmar 3–2 Campuchia
Moe Win  29'
Ya Zar Win Thein  35'
Myo Min Tun  85'
Sokumpheak  40'
Borey  77'
Indonesia 0–2 Singapore
Baihakki  3'
Shi Jiayi  50'
Khán giả: 50.000
Trọng tài: Ramachandran Krishnan (Malaysia)

Bảng B

Tất cả các trận đấu diễn ra tại Thái Lan.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan (H) 3 3 0 0 11 0 +11 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Việt Nam 3 2 0 1 7 4 +3 6
3  Malaysia 3 1 0 2 5 6 −1 3
4  Lào 3 0 0 3 0 13 −13 0
Nguồn: AFF
(H) Chủ nhà
Malaysia 3–0 Lào
Safee  68'87'
Putra  73'
Khán giả: 5.000
Trọng tài: Midi Setiyono (Indonesia)
Thái Lan 2–0 Việt Nam
Sutee  34'
Suchao  45+4'
Khán giả: 20000
Trọng tài: Malik Abdul Bashir (Singapore)

Malaysia 2–3 Việt Nam
Putra  20'85' Phạm Thành Lương  16'
Nguyễn Vũ Phong  72'86'
Trọng tài: Pandian Palaniyandi (Singapore)
Lào 0–6 Thái Lan
Ronnachai  19'
Patiparn  30'
Arthit  40'52'
Anon  79'89'
Khán giả: 10.000
Trọng tài: Mohamed Hadimin (Brunei)

Thái Lan 3–0 Malaysia
Sutee  23'
Teerasil  46'76'
Khán giả: 15.000
Trọng tài: Malik Abdul Bashir (Singapore)
Việt Nam 4–0 Lào
Nguyễn Việt Thắng  48'
Phạm Thành Lương  63'
Huỳnh Quang Thanh  66'
Phan Thanh Bình  80'

Vòng đấu loại trực tiếp

Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụ (có áp dụng luật bàn thắng sân khách sau hiệp phụ) và loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để xác định đội thắng nếu cần thiết.

Sơ đồ

  Bán kết Chung kết
                         
  Indonesia 0 1 1  
  Thái Lan 1 2 3  
      Thái Lan 1 1 2
    Việt Nam 2 1 3
  Việt Nam 0 1 1
  Singapore 0 0 0  

Bán kết

Lượt đi

Indonesia 0–1 Thái Lan
Chi tiết Teerasil  6'
Khán giả: 70.000
Trọng tài: Võ Minh Trí (Việt Nam)

Việt Nam 0–0 Singapore
Chi tiết
Khán giả: 40.000
Trọng tài: Ramachandran Krishnan (Malaysia)

Lượt về

Thái Lan 2–1 Indonesia
Winothai  73'
Ronnachai  89'
Chi tiết Nova  9'
Khán giả: 40.000
Trọng tài: Mohamed Hadimin (Brunei)

Thái Lan thắng với tổng tỉ số 3–1.


Singapore 0–1 Việt Nam
Chi tiết Nguyễn Quang Hải  74'
Sân vận động Quốc gia Singapore, Kallang
Khán giả: 55.000
Trọng tài: Subkhiddin Mohd Salleh (Malaysia)

Việt Nam thắng với tổng tỉ số 1–0.

Chung kết

Lượt đi

Thái Lan 1–2 Việt Nam
Ramsio  75' Chi tiết Nguyễn Vũ Phong  40'
Lê Công Vinh  42'
Khán giả: 50.000
Trọng tài: Ramachandran Krishnan (Malaysia)

Lượt về

Việt Nam 1–1 Thái Lan
Lê Công Vinh  90+4' Chi tiết Dangda  21'
Khán giả: 40.000
Trọng tài: Malik Abdul Bashir (Singapore)

Việt Nam thắng với tổng tỉ số 3–2.

Thống kê

Giải thưởng

Đội đoạt giải phong cách Vua phá lưới Thủ môn xuất sắc nhất
 Thái Lan Thái Lan Teerasil Dangda
Indonesia Budi Sudarsono
Singapore Agu Casmir
Việt Nam Dương Hồng Sơn

Cầu thủ ghi bàn

Đã có 56 bàn thắng ghi được trong 18 trận đấu, trung bình 3.11 bàn thắng mỗi trận đấu.

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

Bảng xếp hạng giải đấu

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ
Chung kết
1  Việt Nam 7 4 2 1 11 6 +5 14
2  Thái Lan 7 5 1 1 16 4 +12 16
Bán kết
3  Singapore 5 3 1 1 10 2 +8 10
4  Indonesia 5 2 0 3 8 5 +3 6
Bị loại ở vòng bảng
5  Malaysia 3 1 0 2 5 6 −1 3
6  Myanmar 3 1 0 2 4 8 −4 3
7  Campuchia 3 0 0 3 2 12 −10 0
8  Lào 3 0 0 3 0 13 −13 0

Tham khảo

  1. ^ (tiếng Việt) “Việt Nam lọt vào top 10 sự kiện bóng đá châu Á”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ (tiếng Việt) “2008 qua 10 sự kiện do độc giả VietNamNet bình chọn”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “Worawi: 'It's still on!"”. AFC. ngày 28 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ “Suzuki Cup tournament could be moved from Bangkok to Phuket due to political chaos”. Bangkok Post. ngày 29 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ “Vietnam top candidate to replace Thailand as AFF Cup host”. VietNamNet. ngày 28 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  6. ^ “Malaysia willing to replace Thailand as AFF Cup host”. VietNamNet. ngày 27 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  7. ^ “Thailand shifts Suzuki Cup out of troubled Bangkok”. Yahoo! Sports. ngày 29 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  8. ^ “Wasit Indonesia Masih Dipercaya” (bằng tiếng Indonesia). Pikiran Rakyat Online. ngày 29 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2008.

Liên kết ngoài

  • Trang web chính thức Lưu trữ 2011-08-26 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
  • x
  • t
  • s
Thông tin chi tiết giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008
  • x
  • t
  • s
Giải đấu
Thể thức một chủ nhà
Thể thức đồng chủ nhà
Thể thức sân nhà–khách
Vòng loại
Chung kết
Đội hình
Thống kê
  • Hat-trick
  • Phản lưới nhà
Được tổ chức vào năm 2021 do đại dịch COVID-19